Hiểu để cải thiện vấn đề xương chậu hẹp – lệch – biến dạng cùng yoga

Chúc mừng bạn nếu bạn là phụ nữ và có mong muốn làm mẹ! Ngoài việc chuẩn bị tài chính để sinh con, kiến thức để nuôi dạy chúng sau khi sinh ra thì mình nghĩ việc chuẩn bị sức khoẻ là điều quan trọng nhất. Ông bà ta nói, cửa sinh là cửa tử, chưa bao giờ là sai kể cả trong thời đại ngày nay, khoa học y tế phát triển, có thể hỗ trợ bạn và con thoát cửa hiểm này, nhưng không có gì tuyệt vời bằng việc bạn có một cơ thể tốt cho việc mang thai và sinh con để mẹ tròn con vuông, mẹ khoẻ con khoẻ!

Bài viết này mình hi vọng mang tới cho bạn hiểu biết về xương chậu, khung xương quan trọng và nhạy cảm trong cơ thể con người, cũng chính là khung xương bạn cần quan tâm chăm sóc càng sớm càng tốt cho việc mang thai và sinh con.

1. Hiểu biết thú vị về xương chậu

Ở người, xương chậu là một tập hợp các xương, chúng tạo thành hình dạng như cái chậu. Ở động vật di chuyển bằng 4 chi, xương chậu có hình bản dẹt. Từ khi con người bắt đầu chuyển bằng hai chân, xương chậu dần được biến dạng thành hình cái chậu, có nhiệm vụ nâng đỡ bảo vệ nội tạng, hỗ trợ việc di chuyển bằng hai chân. Có thể thấy hầu như toàn bộ trọng lực của thân trên được dồn xuống xương chậu, ngoài ra ở phụ nữ mang thai xương chậu có nhiệm vụ quan trọng là nâng đỡ và bảo vệ thai nhi.

Xương chậu giữa người và động vật khác nhau, điều đó có thể dễ hiểu, ngoài ra một điều thú vị nữa là, giữa nam và nữ giới cũng có những sự khác biệt đáng kể. Hãy xem hình sau nhé.

Hi vọng các bạn đều đoán được những hình mình khoanh đỏ là hình dạng khung chậu của phụ nữ! Nó sở dĩ có hình dạng như thế để hỗ trợ phụ nữ trong việc sinh con. Khi mới sinh, hình dạng xương chậu giữa nam và nữ không có sợ khác biệt, và sự khác biệt này hình thành từng ngày do sự tác động của hormone giới tính, ngoài ra các hoạt động thể chất như việc chạy nhảy, chơi thể thao,… giữa hai giới cũng khác nhau để có thể dẫn tới sự khác biệt này. Ở các bé gái, khi các cơ xung quanh mông phát triển trong tuổi dậy thì, các cơ này sẽ kéo xương chậu trở thành khung xương chậu hình “quả trứng nằm” như hình bên trên. Nếu không có sự vận động thể chất tốt thì các bé sẽ lớn lên với nguyên hình dạng khung xương chậu của một đứa trẻ.

Ở xã hội ngày nay, trẻ con không còn nhiều không gian vui chơi, việc ngồi hàng giờ xem phim, chơi điện tử, hay phải ngồi luyện thi… Việc ngồi sai tư thế trong thời gian dài, khiến cho nhiều trẻ em nữ lớn lên không có được hình dạng khung xương chậu tốt cho việc thụ thai và sinh đẻ. Như chúng ta biết rằng, ngày càng có nhiều bệnh nhân phải điều trị vô sinh. Thiết nghĩ nếu các em được tập luyện các động tác Yoga từ sớm, có thể cải thiện được vấn đề này!

Ở hình bên, việc ngồi như vậy xương chậu bị để sai vị trí dẫn tới nội tạng phải chịu áp lực, xương và cơ ở cột sống, vai và cổ cũng bị chèn ép biến dạng, có thể dẫn tới gù lưng, đau vai gáy. Ngoài ra lồng ngực bị chèn ép không tốt cho quá trình hô hấp, dẫn tới thiếu kiên trì, tiếp thu, lắng nghe kiến thức mới bị suy giảm.

2. Hình dạng xương chậu ảnh hưởng tới sức khoẻ sinh sản

Chúng ta hãy xem các hình bên dưới, từ trái qua phải. Hình đầu tiên là hình của xương chậu biến dạng, lẽ ra phải có hình tròn to đẹp thì nó lại có hình trái tim. Khi xương chậu hẹp và không linh hoạt, tử cung của phụ nữ khi mang thai cũng có hình quả cà, điều này làm cho không gian của thai nhi bị bó hẹp.

Ngoài ra, với xương chậu hẹp, không linh hoạt này thì cửa mình của người mẹ sẽ có xu hướng hẹp và cơ bắp ở đây tương đối rắn khiến cho em bé khi vặn mình để đi qua có thể bị lệch xương chậu, khi lớn lên dẫn tới nhiều chúng bệnh nguy hiểm như đau thần kinh toạ, viêm vùng chậu, đau yếu một bên chân,…

Rất tiếc rằng, theo các nghiên cứu hiện nay thì xương chậu hẹp và kém linh hoạt của người mẹ là nguyên nhân 95% của bệnh lệch xương chậu bẩm sinh của con!

3. Các cơ hỗ trợ xương chậu từ bên trong

Để có khung xương chậu khoẻ mạnh, chúng ta cần phải luyện tập những cơ bắp mà chúng hỗ trợ cho khung chậu như các cơ ở mông như cơ mông lớn, cơ mông nhỡ và cơ mông bé. Ngoài ra còn có các cơ hỗ trợ xương chậu từ bên trong, chúng vô cùng quan trọng!

Các cơ hỗ trợ xương chậu từ bên trong là các cơ nằm sâu trong mà bạn không thể dùng tay sờ vào như cơ mong hay cơ đùi. Chúng gồm có: Cơ thắt lưng (gồm có cơ thắt lưng lớn, cơ thắt lưng nhỏ) và cơ chậu.

Cơ thắt lưng là bó cơ lớn, kết nối cốt sống với xương đùi. Còn Cơ chậu là cơ kết nối xương chậu với xương đùi.

Tổ hợp các bó cơ này có tên tiếng anh là iliopsoas. Chúng có tác dụng giúp chúng ta gập, xoay khớp háng, giúp chúng ta có thể di chuyển bằng hai chân. Nó còn giúp xương chậu ở vị trí trung tính từ đó giúp cột sống ở dạng chữ S có lợi cho sức khoẻ.

Các cơ sâu trong xương chậu (iliopsoas) này làm nhiệm vụ vô cùng quan trọng là kết nối thân trên và thân dưới với nhau, nhưng chúng dễ dàng bị căng cứng nếu bạn ngồi nhiều, ít vận động. Việc ngồi sai tư thế, ít vận động cũng khiến cho khung xương chậu biến dạng, lượng máu tới hai chân ít hơn, từ đó dẫn tới những vấn đề như chân lạnh buốt, phù nề. Vì thế việc tập luyện để giữ cho cơ thắt lưng luôn khoẻ mạnh là điều vô cùng quan trọng với phụ nữ mang thai!

4. Các động tác Yoga cải thiện sức khoẻ cho khung xương chậu

Các động tác có lợi cho vùng xương chậu là những động tác có tác động tốt lên các bó cơ sâu trong xương chậu mà chúng ta vừa nói ở trên, và ngoài ra các cơ bên ngoài xương chậu mà bạn có thể sờ vào như các cơ ở mông. Dưới đâu, mình sẽ nêu tên một số các động tác vô cùng tuyệt vời, nhất định phải tập này nhé. Bạn bên tập với sự hướng dẫn của các giáo viên Yoga tốt, có kinh nghiệm.

  1. Tư thế ngồi xếp hình cánh bướm
  2. Tư thế chim bồ câu
  3. Ngồi xổm
  4. Nằm ngửa và đưa thẳng chân lên cao
  5. Tư thế cây cầu
  6. Tư thế rắn hổ mang
  7. Tư thế con thuyền
  8. Tư thế lưỡi liềm
  9. Tư thế chiến binh 2
  10. Tư thế chiến binh 1
  11. Chuỗi chào mặt trời cho phụ nữ. Bạn xem ở bài viết chuỗi chào mặt trời cho phụ nữ

Lời kết

Việc chúng ta ngồi nhiều, dù đúng tư thế hay sai tư thế đều không có lợi cho sức khoẻ, với phụ nữ thì đặc biệt là không tốt cho vùng xương chậu. Ngoài việc luyện tập Yoga, thiền định thì bạn có thể đi bộ, vận động nhẹ nhàng, xoay tròn chân để làm linh hoạt khớp háng trước và sau khi ngủ dậy,… Phụ nữ trước sinh và sau sinh đều phải quan tâm tới vấn đề sức khoẻ vùng xương chậu, vì thế hãy chuẩn bị cho mình các kiến thức về nó thật tốt.

Comments
All comments.
Comments

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.