Tổng quan về Ayurveda

Khi tìm đọc bài viết này, chắc hẳn các bạn cũng đã từng nghe qua hay đã tìm hiểu qua về Ayurveda. Vậy bạn đã biết Ayurveda nghĩa là gì? Ayurveda có nguồn từ đâu? Mục đích của Ayurveda là gì….hay chưa? Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn những thông tin cơ bản như thế để bạn có cái nhìn một cách tổng quan về Ayurveda.

I. Ý nghĩa của cái tên Ayurveda

Ayurveda là một cụm từ trong tiếng Sanskrit (tiếng Phạn- ngôn ngữ Ấn Độ cổ). Ayur/ Ayus: có nghĩa là Sự sống/ sinh mệnh; Veda: có nghĩa là Khoa học/ tri thức. Như vậy, dịch nghĩa Ayurveda là Khoa học về sự sống.

II. Khởi nguồn của Ayurveda

Cuốn “kinh Veda” đã xuất hiện vào khoảng 1000 năm trước Công nguyên. Tuy nhiên những lời chỉ dạy của kinh Veda thì được cho là đã tồn tại trước đó rất lâu, và được truyền miệng từ các bậc thầy tới các đệ tử. Cả Ayurveda và Yoga thì đều thuộc kinh Veda và được coi là 2 môn khoa học chị em, Yoga nhằm mục đích điều hòa hệ thần kinh và các cơ quan cảm giác, còn Ayurveda giúp điều chỉnh cơ thể vật chất.

  • Ayurveda bắt đầu được đến với loài người như thế nào

Ở thế giới cổ đại, con người có cơ thể rất khỏe khoắn, không có bệnh tật và sống khỏe mạnh hơn bây giờ. Tuy nhiên, cho đến 1 ngày sự “bất hòa ” giữa con người với con người bắt đầu lan rộng ra. Và lần đầu tiên, những hiện tượng hiếm thấy bắt đầu trở nên phổ biến, ví dụ như nỗi buồn, hay sự đau khổ…Và bắt đầu sinh ra những bất thường trên cơ thể của con người mà chúng ta gọi là bệnh tật.

Và thế là những học giả ưu tú thời đó hay còn được gọi là các Rishi đã tập hợp lại ở trên núi Himalaya để cùng nhau tìm lời giời giải đáp liệu những nỗi buồn khổ hay bệnh tật của con người có thể được phòng trừ hay hóa giải hay không. Ở đó, họ nghe đồn rằng thần Indra đã học từ các vị thần khác về Y học Ayurveda, sau đó Thánh Bharadvaja được cử làm đại diện đi đến núi Meru để tiếp nhận những lời dạy về Ayurveda từ thần Indra.Sau bao khổ cực, Thánh Bharadvaja đã gặp được thần Indra và học được các tri thức của Ayurveda.

Trong cuốn kinh Ashtanga Hridaya có ghi “Các bí mật đã bị lãng quên của Ayurveda đã được sống lại”.

  • Kinh cổ của Ayurveda

Ayurveda gồm 3 bộ kinh cổ là:

  •  Charaka Samhita: Nội khoa
  • Sushruta Samhita: Ngoại khoa
  • Ashtanga Hridaya Samhita: Tổng hợp 2 loại trên và biên tập lại

III. Mục đích của Ayurveda

Mục đích của Khoa học Ayurveda bao gồm 4 điều sau:

  • Không để bị mắc bệnh (Phòng bệnh);
  • Làm cho người khỏe mạnh sẽ khỏe mạnh hơn nữa (Trẻ hóa, chống lão hóa );
  • Sống cuộc đời hạnh phúc;
  • Chữa bệnh (Trị liệu).

Ayurveda bảo vệ sức khỏe của những người khỏe mạnh; chữa lành bệnh tật cho những người bị bệnh. (Trích trong bộ  Charaka Samhita – Câu 30 chương 26).

Mặc dù là Y học, nhưng Ayurveda không chỉ liên quan đến trị liệu. Ngoài ra trong trị liệu, nó không chỉ đưa ra các phương pháp để chữa trị các triệu chứng bệnh, mà chú trọng đến việc nắm bắt nguyên nhân gây ra các bất thường hay bệnh tật, và điều trị nguyên nhân đó.

Định nghĩa về “Khỏe mạnh” trong Ayurveda không chỉ là có một thân thể (gồm thần kinh + cơ bắp) không bệnh tật, mà nó còn là trạng thái: tâm thân trẻ trung; tràn đầy động lực và khí thế; có 1 cuộc sống hạnh phúc và viên mãn.
Ayurveda đề cập đến cuộc sống hữu ích, cuộc sống vô ích, cuộc sống hạnh phúc, cuộc sống bất hạnh, những thứ làm cuộc sống tốt hơn hay tồi tệ đi, tuổi thọ và bản chất của sự sống (sinh mệnh 生命)” (trích trong cuốn Charaka Samhita Câu 1- chương 41).

IV. Phương pháp trị liệu trong Ayurveda

Ayurveda có 2 phương pháp trị liệu, đó là:

  1. Liệu pháp cân bằng: giúp con người điều chỉnh thói quen sinh hoạt, cách hít thở, cách ăn uống, sử dụng dược phẩm…để cân bằng các Dosha (năng lượng sống) trong cơ thể.
  2. Liệu pháp thanh lọc : Giúp bài tiết những nhân tố gây nên bệnh tật như – những Dosha bị tăng quá mức, những thứ chưa được tiêu hóa hết -Ama, hay chất thải Mala.

V. Ayurveda và Y học truyền thống

Ayurveda có một lịch sử lâu đời và được cho là nguồn gốc của mọi loại y học. Nó có sự ảnh hưởng lên tất cả các loại y học truyền thống như Y học Trung hoa, Y học Unani, Y học Tây tạng…

Ayurveda được cho là đã được du nhập vào Nhật Bản cùng với Phật giáo từ thời kỳ Nara, khi mà quan hệ giữa Nhật Bản và Ấn độ được mở rộng. Các loại thuốc Ayurveda cũng được cất giữ trong kho thuốc thời Nara.

Mặc dù ở Nhật, ấn tượng về Ayurveda giống như là một loại hình mát xa, tuy nhiên ở Ấn độ thì nó là một phương pháp trị liệu y học . Chính phủ Ấn độ có cấp chứng nhận cho các Bác sĩ Ayurveda (gọi là BAMS), tuy nhiên họ không chỉ học về Ayurveda mà còn học cả về Y học hiện tại và Giải phẫu học.

Thuốc của Ayurveda đều sử dụng các nguyên liệu có nguồn gốc từ thiên nhiên như: thực vật, động vật hay khoáng chất. Các bác sĩ Ayurveda cũng cần phải có kiến thức về dược lý, điều chế thuốc, học về thảo mộc và có kỹ thuật về mát xa.

VI. Ayurveda phổ biến ngày nay

Ayurveda giảng giải về phong cách sống, về cách ăn uống, làm việc, về triết học cuộc sống…nó mang tính vượt thời gian và xuyên quốc gia. Con người dù ở lứa tuổi nào, dù có những thói quen sinh hoạt khác nhau thì đều có thể áp dụng được. Ayurveda dựa trên nền tảng tôn trọng sự khác biệt về môi trường, tính cách hay thể chất của từng người để đưa ra các phương pháp trị liệu hoặc cách ứng dụng phù hợp. Nó cũng được kỳ vọng sẽ đóng vai trò lớn như là một phương pháp y học tổng hợp giúp con người tăng cường sức đề kháng, hệ miễn dịch hoặc hỗ trợ những trường hợp mà y học hiện đại vẫn chưa có phương pháp trị liệu. Những tri thức đã được hình thành và tồn tại trong lịch sử hàng ngàn năm của Ayurveda đã được kiểm chứng và có tính tin cậy cao. Ai cũng có thể dễ dàng áp dụng những tri thức ấy vào thói quen sinh hoạt hay thói quen ăn uống cho gia đình và cho chính bản thân mình.

Hi vọng bài viết trên giúp các bạn hiểu một cách khái quát và cơ bản về một bộ môn Khoa học, Y học lâu đời nhất trong lịch sử loại người – Ayurveda. Các kiến thức chi tiết hơn và ứng dụng của Ayuveda vào đời sống hàng ngày sẽ được đề cập trong những bài viết của chuyên mục Ayureda, mời các bạn đón xem.

Comments
All comments.
Comments

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.